Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài Chính, Tôi kính mong Quý Bộ hướng dẫn hành vi sau có phải là hành vi người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội theo các văn bản pháp luật hiện hành: - Không vì lý do kinh doanh khó khăn và không gặp trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng nhưng người sử dụng lao động cố ý đăng ký với cơ quan bảo hiểm tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (29,8 triệu) và tiền lương đóng bảo hiểm y tế cho người lao động với mã số bảo hiểm xã hội 7911221115 (29,8 triệu) thấp hơn tiền lương tháng được thỏa thuận trả thường xuyên và ổn định mỗi kỳ trả lương (30 triệu đến 34,1 triệu) và tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động này (30 triệu đến 34,1 triệu) từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 6/2023. - Trong trường hợp trên, người lao động không dễ phát hiện sai lệch giữa số tiền lương đăng ký đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đóng bảo hiểm y tế (29,8 triệu) và số tiền lương đăng ký đóng bảo hiểm thất nghiệp (30 triệu đến 34,1 triệu). Thậm chí cả khi người lao động nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cũng chỉ xác định mức trợ cấp thất nghiệp trên mức lương 30 triệu đến 34,1 triệu nên người lao động khó phát hiện sai lệch này. Ngoài ra, nếu người lao động là người nước ngoài không biết tiếng Việt, hiểu biết hạn chế về hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam thì họ càng không thể tự nhận biết kịp thời hành vi đăng ký sai lệch tiền lương đóng các chế độ bảo hiểm như trên của người sử dụng lao động. Người lao động bị xâm phạm quyền lợi bảo hiểm nêu trên có thể yêu cầu người sử dụng lao động đang xâm phạm đóng đủ số tiền chậm đóng, trốn đóng theo quy định pháp luật hiện hành nào. Trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn của Quý Bộ. --------------------------- Phạm Thị Thu Yến
03/07/2025
Trả lời:

Căn cứ khoản 3, Điều 89 Luật Bảo hiểm hội (BHXH) số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH, theo đó: tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ khoản 2, Điều 58 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), theo đó: “Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật BHXH. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng BHTN”

Căn cứ dữ liệu do quan BHXH đang quản lý, Phạm xxx xxx Yến, số sổ BHXH: 791xxxx115 thời gian tham gia BHXH tại Công ty Mitsui Việt Nam (mã đơn vị YN2xx1Z) từ tháng 08/2018 đến nay; mức lương đóng BHXH, BHTN từ tháng 04/2021 đến tháng 6/2023 như sau:

-   Mức lương đóng BHXH 29.800.000 đồng (bằng 20 lần lương sở tại thời điểm đó là 1.490.000 đồng/tháng).

-   Mức lương đóng BHTN:

+ Từ tháng 04/2021 đến tháng 03/2022 là 30.096.503 đồng

+ Từ tháng 04/2022 đến tháng 03/2023 là 31.252.209 đồng

+ Từ tháng 04/2023 đến tháng 06/2023 là 34.111.786 đồng

Như vậy, Công ty Mitsui Việt Nam đã thực hiện đúng quy định về mức lương đóng BHXH, BHTN cho người lao động.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời để Ông/Bà được biết.

Gửi phản hồi: