Skip to main content
Trang chủ
Thứ Năm 23/9/2021 11:39
TIẾNG ANH
Danh mục
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin Tức Tài Chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Contribute
Hỏi đáp CSTC
>
Trang chủ
>
Hỏi đáp CSTC
>
Đấu thầu
Tài khoản Email
*
Mật khẩu
*
Đổi mã khác
Nhập mã
*
Tài khoản hoặc mật khẩu không đúng
Tài khoản chưa được kích hoạt
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Mật khẩu hiện tại
*
Mật khẩu mới
*
Xác nhận mật khẩu mới
*
Lưu thay đổi
Tài khoản Email
*
Gửi Email
Đăng ký
Đăng Nhập
Lĩnh vực:
Đấu thầu
Tìm kiếm
Gửi câu hỏi
Danh sách câu hỏi - Trả lời
Hỏi:
Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính! Cơ quan tôi được cấp kinh phí mua sách 290 triệu. Vì dưới 300 triệu, nên nằm trong hạng mức chỉ định thầu rút gọn. Tôi muốn hỏi vậy có được chia làm 2 hoặc 3 gói mua khác nhau không (chia thành các gói chỉ định thầu nhỏ hơn)? vì tôi muốn mua sách của các nhà xuất bản khác nhau nhằm phong phú về thể loại. Tôi đối chiếu với Điểm l, Khoản 6, Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 về các hành vi bị cấm trong đấu thầu thì thấy: cấm chia nhỏ dự an, dự toán mua sắm thành các gói thầu nhằm mục đích chỉ định thầu nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Không cấm đối với với việc chia nhỏ gói chỉ định thầu vì thực chất việc này không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu, không làm lãng phí kinh phí đơn vị mà vì tính chất công việc. Vậy tôi được chia gói chỉ định thầu hay phải thực hiện chỉ định thầu 1 lần duy nhất cho 1 gói đối với nội dung này. Tôi xin cảm ơn!
11/07/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Căn cứ Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 và Luật số 57/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu;Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị (là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), hiện nay tôi là công chức trình độ thạc sĩ QTKD và chưa được đào tạo hoặc cấp chứng chỉ về đấu thầu nhưng được phân công (tại cuộc họp Chi bộ và họp nội bộ phòng: phân công tôi (bằng miệng, không ghi biên bản, Nghị quyết chỉ ghi chung là hỗ trợ tổ quản trị)), thực chất là tham gia hỗ trợ công tác đấu thầu (bao gồm: xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, lập hồ sơ mời thầu, tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu, v.v.) trong các hoạt động mua sắm của tổ chức. Tuy nhiên, theo hiểu biết từ các văn bản quy định pháp luật, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu chuyên môn bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo đấu thầu hoặc đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu. Để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định và tránh các rủi ro về pháp lý cho bản thân và đơn vị. Tôi kính đề nghị Quý cơ quan có ý kiến làm rõ các nội dung sau: - Trường hợp công chức chưa có chứng chỉ đào tạo đấu thầu nhưng được phân công tham gia hỗ trợ công tác đấu thầu như nêu trên, có vi phạm quy định không? Nếu có thì được quy định tại văn bản pháp luật nào? - Nếu công chức buộc phải thực hiện theo sự phân công của lãnh đạo trong tình trạng chưa có kinh nghiệm về đấu thầu, chưa được đào tạo, chưa có chứng chỉ cơ bản về đấu thầu và phải tự tìm hiểu, tự học để làm. Như vậy, nếu xảy ra sai sót trong các thủ tục thực hiện công tác đấu thầu thì công chức có bị xử lý trách nhiệm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì được quy định tại văn bản pháp luật nào? Nếu không thì được quy định trong văn bản pháp luật nào?- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc phân công nhiệm vụ cho công chức không có kinh nghiệm và chưa được đào tạo chuyên môn về đấu thầu thì có bị xử lý không? Nếu có thì được quy định tại văn bản pháp luật nào? Nếu không thì được quy định trong văn bản nào? Rất mong sớm nhận được ý kiến phản hồi từ Quý cơ quan để tôi và đơn vị thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
11/07/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Tôi tên Nguyễn Văn Sự, hiện là giám đốc Chi nhánh Hậu Giang Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Tân Cửu Long, trụ sở tại số 09 đường Kênh Tắc, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang (công ty mẹ đặt tại 64A Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).Chi nhánh công ty tôi thành lập năm 2012, lĩnh vực tư vấn xây dựng, kể từ đó đến nay chi nhánh đều hạch toán độc lập và thực hiện các công việc cũng như nghĩa vụ thuế, phí, có con dấu riêng, có chứng chỉ năng lực riêng.Trước đây tôi có đăng ký pháp nhân trên hệ thống đấu thầu qua mạng quốc gia (cũ) vào năm 2019 – 2021.Từ năm 2012 đến nay, tôi có ký nhiều hợp đồng tư vấn với chủ đầu tư và thực hiện hoàn thành các hợp đồng này với tư cách là nhà thầu chính. Nay tôi muốn đăng ký trên hệ thống đấu thầu qua mạng quốc gia nhưng không được vì là chi nhánh không có tư cách pháp nhân riêng theo pháp luật qui định.Tôi muốn hỏi, nếu công ty mẹ có giấy ủy quyền tất cả các vấn đề có liên quan đến pháp nhân thì chi nhánh tôi có được tham gia với tư cách là nhà thầu chính không? Nếu muốn được làm nhà thầu chính thì chi nhánh phải cần các thủ tục gì? Và cách làm ra sao?Chi nhánh hiện nay có đầy đủ thiết bị và nhân sự để thực hiện độc lập các công việc theo hợp đồng phù hợp với năng lực của chi nhánh. Nếu không được làm nhà thầu chính thì chi nhánh không có chi phí để duy trì hoạt động và buộc phải phá sản. Bản thân tôi rất tâm quyết với nghề này và đã bỏ ra nhiều công sức để duy trì hoạt động cho chi nhánh từ năm 2012 đến nay, tôi muốn được duy trì hoạt động của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang với pháp nhân là chi nhánh công ty hoặc với tên khác phù hợp với pháp luật hiện hành nhưng vẫn giữ được năng lực hoạt động.Kính mong Bộ Tài chính, Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, Cục Quản lý đấu thầu xem xét và hướng dẫn cho tôi. Xin chân thành cám ơn.
11/07/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Nhằm bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình trong hoạt động mua sắm tại bệnh viện, bệnh viện kính đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn một số vướng mắc của bệnh viện trong quá trình tổ chức đấu thầu mua sắm theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2023; Nghị định 24/2024/NĐ-CP; Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT và Nghị định 98/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:Tại bệnh viện hiện nay có 02 nhóm vật tư tiêu hao, hóa chất chủ yếu: “Vật tư tiêu hao hóa chất thông thường không bắt buộc sử dụng cùng thiết bị y tế chuyên dùng” và “Vật tư tiêu hao hóa chất phải sử dụng cùng thiết bị y tế chuyên dùng”. Các vật tư tiêu hao hóa chất này hiện có nhiều nhà phân phối trên thị trường Việt Nam. Khi thực hiện tổ chức mua sắm vật tư tiêu hao, hóa chất phải sử dụng cùng thiết bị y tế chuyên dùng bệnh viện đã vận dụng hướng dẫn tại Điều 65 Nghị định 98/2021/NĐ-CP như sau: “Điều 65. Quyền và trách nhiệm của cơ sở y tế trong việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế 1. Cơ sở y tế có quyền: a) Yêu cầu chủ sở hữu số lưu hành hoặc cơ sở bảo hành được chứng nhận bởi chủ sở hữu trang thiết bị y tế thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ trong thời hạn bảo hành; b) Yêu cầu bên bán cung cấp tài liệu kỹ thuật của trang thiết bị y tế; c) Tiếp nhận các trang thiết bị y tế đã qua sử dụng phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế. 2. Cơ sở y tế có trách nhiệm: a) Sử dụng, vận hành trang thiết bị y tế theo đúng hướng dẫn của chủ sở hữu trang thiết bị y tế; b) Định kỳ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn theo hướng dẫn của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc quy định của pháp luật; c) Tham gia thử nghiệm, đánh giá chất lượng trang thiết bị y tế; d) Báo cáo về các trường hợp trang thiết bị y tế có lỗi và các thông tin khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” Qua đó khi thực hiện tổ chức đấu thầu mua sắm đối với các “Vật tư tiêu hao hóa chất phải sử dụng cùng thiết bị y tế chuyên dùng” trong E-HSMT có yêu cầu nhà thầu tham dự thầu phải được “Chủ sở hữu thiết bị y tế xác nhận tương thích với thiết bị xxx”, việc yêu cầu như trên để đảm bảo các quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở y tế theo Điều 65 Nghị định 98/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, chủ sở hữu thiết bị cũng đã có công văn nêu rõ khi bệnh viện không sử dụng đúng hóa chất chính hãng (chủ sở hữu thiết bị xác nhận không có bằng chứng cho việc sử dụng hóa chất không chính hãng) việc tiến hành bảo trì, bảo dưỡng hoặc cung cấp phụ tùng thay thế khi hư hỏng bởi chủ sở hữu thiết bị này sẽ không được tiếp tục. Tuy nhiên, sau khi phát hành E-HSMT trên hệ thống mua sắm công (https://muasamcong.mpi.gov.vn) và quá trình đánh giá E-HSDT, bệnh viện nhận được phản ánh của một số nhà thầu về quy định việc “Vật tư tiêu hao hóa chất phải sử dụng cùng thiết bị y tế chuyên dùng” khi tham dự thầu phải được “Chủ sở hữu thiết bị y tế xác nhận tương thích với thiết bị xxx” là có yếu tố hạn chế nhà thầu theo Khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu. Trước tình huống khó khăn trên, để đảm bảo việc tổ chức đấu thầu mua sắm “Vật tư tiêu hao hóa chất phải sử dụng cùng thiết bị y tế chuyên dùng” của bệnh viện được bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình. Bệnh viện kính đề nghị Quý cơ quan hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá và xây dựng E-HSMT cho các trường hợp này.
11/07/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Đơn vị sự nghiệp công lập ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo đơn đặt hàng từ tổ chức, cá nhân bên ngoài, đúng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Để thực hiện các hợp đồng này, đơn vị cần thuê lại một số dịch vụ như hội trường, in ấn ấn phẩm... nhằm phục vụ trực tiếp cho việc triển khai nội dung hợp đồng. Chi phí cho các dịch vụ thuê lại được chi trả từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị (không sử dụng ngân sách nhà nước). Tuy nhiên, do thời gian từ khi ký hợp đồng đến khi triển khai thực hiện rất ngắn, việc tổ chức đấu thầu gặp nhiều khó khăn. Tôi xin hỏi, đơn vị sự nghiệp công lập có bắt buộc phải tổ chức đấu thầu đối với các dịch vụ thuê lại này không? Có được phép áp dụng quy định tại Điểm d Khoản 7 Điều 3 Luật Đấu thầu năm 2023 (đã được sửa đổi, bổ sung) để tự lựa chọn nhà thầu?
26/06/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Tại Mục c Khoản 7 Điều 4 Luật số 57/2024/QH15 ngày 29/11/2024 quy định: “Gói thầu thuộc dự toán mua sắm không hình thành dự án có giá gói thầu không quá 300 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; gói thầu lập nhiệm vụ quy hoạch có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng.”Tuy nhiên, đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm hình thành dự án thì không có nêu hạn mức chỉ định thầu. Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn cách xác định giá trị hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm hình thành dự án
19/06/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Theo Luật số 57/2024/QH15 quy định sửa đổi, bổ sung Điểm m Khoản 1 như sau: “m) Gói thầu thuộc dự toán mua sắm không hình thành dự án có giá gói thầu không quá 300 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; gói thầu lập nhiệm vụ quy hoạch có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng”.Cho tôi hỏi, tôi hiểu là theo quy định Điểm m, Khoản 1, Điều 23 Luật Đấu thầu thì hạn mức sẽ là từ 50-300 triệu đồng hay là từ 1-300 triệu đồng?
19/06/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Theo Khoản 2, Điều 22 Luật Đấu thầu 2023 quy định về đấu thầu hạn chế là 2. Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu đấu thầu hạn chế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài.Cho tôi hỏi, nhà tài trợ vốn cho dự án (sử dụng vốn của tổ chức, cá nhân trong nước tài trợ) có được áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế không?
19/06/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Tôi công tác tại Ban dự án chuyên ngành của tỉnh Phú Thọ, được giao nhiệm vụ là thành viên tổ chuyên gia tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thi công xây dựng công trình, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (gói thầu A). Gói thầu A đã được chủ đầu tư phê duyệt E-HSMT theo biểu Mẫu số 3A, ban hành kèm theo Thông tư số 22/2024/TT-BKHĐT ngày 17/11/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính); gói thầu đã được đăng tải Thông báo mời thầu và tiến hành mở thầu theo quy định (thời điểm mở thầu ngày 12/5/2025). Gói thầu A có 02 nhà thầu tham dự, trong đó nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất (nhà thầu B) có bảo lãnh dự thầu thiếu nội dung: “Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho chủ đầu tư bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn số tiền bảo lãnh nêu trên khi có yêu cầu bồi thường của Chủ đầu tư”. Các nội dung khác của bảo lãnh dự thầu đều đáp ứng yêu cầu của E-HSMT và E-HSDT của nhà thầu B được đánh giá là đáp ứng các nội dung theo quy định của E-HSMT. Theo quy định tại Mẫu số 04A, Chương IV, E-HSMT ban hành kèm theo Thông tư số 22/2024/TT-BKHĐT ở nội dung ghi chú số (4) có quy định: “Trường hợp bảo lãnh dự thầu thiếu một hoặc một số nội dung cam kết nêu trên thì bị coi là điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu theo quy định tại Mục 18.3 E-CDNT và thư bảo lãnh được coi là không hợp lệ”. Tôi xin hỏi, bảo lãnh dự thầu của nhà thầu B thiếu nội dung như đã nêu trên có được coi là điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu theo quy định tại Mục 18.3 E-CDNT và đánh giá thư bảo lãnh không hợp lệ ngay mà không phải làm rõ hay không? Trường hợp nội dung nêu trên không phải là điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu thì có được phép yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu đính chính của Ngân hàng hay không? Để đảm bảo thống nhất cách hiểu và thuận lợi cho bên mời thầu, chủ đầu tư trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu như đối với trường hợp nêu trên cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn như thế nào là “gây bất lợi” cho chủ đầu tư, bên mời thầu.
19/06/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Theo Khoản 7 Điều 39 Luật Đấu thầu 22/2023/QH15 quy định thời gian thực hiện gói thầu được tính theo số ngày, số tuần, số tháng hoặc số năm, không bao gồm thời gian hoàn thành nghĩa vụ bảo hành, thời gian giám sát tác giả đối với gói thầu tư vấn (nếu có) và theo Khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT ngày 17/11/2024 quy định thời gian thực hiện hợp đồng (được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng).Tôi xin hỏi, theo các quy định hiện hành thì thời gian thực hiện hợp đồng có bao gồm cả thời gian bảo hành công trình hay không?
19/06/2025
Xem trả lời
Tổng số bản ghi:
15
Tổng số: 2 trang
<
1
2
>
Họ và tên
*
Email
*
Số điện thoại
*
Địa chỉ
*
Lĩnh vực
*
--Chọn lĩnh vực--
Tài chính tổng hợp
Kế hoạch - Tài chính
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính kinh tế ngành
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ và Kinh tế đối ngoại
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Doanh nghiệp nhà nước
Chính sách thuế
Pháp chế
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Đấu thầu
Phát triển doanh nghiệp nhà nước
Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể
Thống kê
Bảo hiểm xã hội
Đầu tư nước ngoài
Quản lý quy hoạch
Kinh tế địa phương và lãnh thổ
Giám sát và Thẩm định đầu tư
Phát triển hạ tầng
Nội dung hỏi
*
Đổi mã khác
Nhập mã
*
Gửi
Đóng
lĩnh vực hỏi đáp cstc
Tài chính tổng hợp
Kế hoạch - Tài chính
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính kinh tế ngành
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ và Kinh tế đối ngoại
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Doanh nghiệp nhà nước
Chính sách thuế
Pháp chế
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Đấu thầu
Phát triển doanh nghiệp nhà nước
Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể
Thống kê
Bảo hiểm xã hội
Đầu tư nước ngoài
Quản lý quy hoạch
Kinh tế địa phương và lãnh thổ
Giám sát và Thẩm định đầu tư
Phát triển hạ tầng
OK
OK
Cancel