Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
BỘ TÀI LIỆU HỎI ĐÁP VỀ SẮP XẾP BỘ MÁY VÀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
15/07/2025
Trả lời:

BỘ TÀI LIỆU HỎI ĐÁP VỀ SẮP XẾP BỘ MÁY VÀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP

TT

Câu hỏi

Câu trả lời

Nhóm vấn đề

1

Các dự án đã hoàn thành, kết thúc thời gian thực hiện dự án và đóng khoản vay với nhà tài trợ nước ngoài thì UBND tỉnh/thành phố sau sáp nhập có phải kế thừa nghĩa vụ không?

Căn cứ quy định tại Hợp đồng cho vay lại đã ký, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập kế thừa toàn bộ nghĩa vụ nợ đối với các dự án vay về cho vay lại của các địa phương trước sáp nhập, bao gồm rà soát, đối chiếu số liệu nợ hằng năm với Bộ Tài chính và thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ cho vay lại, Bộ Tài chính sẽ có thông báo tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc điều chỉnh Hợp đồng cho vay lại đã ký để xác nhận các nghĩa vụ của UBND địa phương với Bộ Tài chính.

Quản lý nợ và kinh tế đối ngoại

2

Bộ Tài chính đang xử lý thế nào với các Thỏa thuận vay nước ngoài ký nhân danh Chính phủ đối với các dự án liên quan đang tiếp tục triển khai?

Bộ Tài chính đã có văn bản số 8600/BTC-QLN ngày 18/6/2025 xin ý kiến Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp về nguyên tắc sửa đổi các Thỏa thuận vay nước ngoài sau khi kiện toàn, sắp xếp lại các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính sẽ thông báo tới các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để triển khai thực hiện.

Quản lý nợ và kinh tế đối ngoại

3

Các Hiệp định vay ký nhân danh Nhà nước thì được xử lý ra sao đối với các dự án liên quan đang tiếp tục triển khai?

Bộ Tài chính đang phối hợp với các đối tác cho vay, nhà tài trợ để thông báo về việc sáp nhập các địa phương, đồng thời phối hợp xác nhận về sự cần thiết, phạm vi và mức độ sửa đổi (nếu có) của các hiệp định vay, sau đó báo cáo cấp có thẩm quyền theo đúng quy định.

Quản lý nợ và kinh tế đối ngoại

4

Sau khi điều chỉnh các Hiệp định vay, Thỏa thuận vay, UBND địa phương có nghĩa vụ gì?

Bộ Tài chính sẽ thông báo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc điều chỉnh Hợp đồng cho vay lại đã ký để xác nhận nghĩa vụ của UBND địa phương sau sáp nhập, bao gồm rà soát, đối chiếu số liệu nợ hằng năm và thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ cho vay lại.

Quản lý nợ và kinh tế đối ngoại

5

Sau khi sáp nhập địa phương, UBND các tỉnh/thành phố cần thực hiện những công việc gì liên quan đến bàn giao, tiếp nhận, theo dõi và quản lý nợ vay lại, ODA, vay ưu đãi nước ngoài?

Chuẩn bị công tác quản lý nợ vay lại, chương trình/dự án vay vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo Công điện số 03/CD-BTC ngày 26/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chuẩn bị công tác quản lý nợ cho vay lại chính quyền địa phương trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp
Thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản:
- 3220/BTC-QLN ngày 18/3/2025 về chuẩn bị hồ sơ sáp nhập;
- 4738/BTC-TH ngày 14/4/2025 về chuyển tiếp quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi;
- 4205/BTC-NSNN ngày 02/4/2025 về xử lý tài chính, NSNN khi sáp nhập các đơn vị hành chính, bao gồm lập biên bản bàn giao, đối chiếu các khoản nợ, nghĩa vụ phải thu, phải trả, xử lý các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra chưa thực hiện.
Đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay lại với Bộ Tài chính.
Lập dự toán NSNN năm 2025, bao gồm dự toán nợ vay lại của địa phương sau sáp nhập (căn cứ theo Quyết định số 1391/QĐ-BTC ngày 27/6/2025 của Bộ Tài chính về việc giao chi tiết dự toán NSNN năm 2025), gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước.

Quản lý nợ và kinh tế đối ngoại

6

Địa phương cần thực hiện những công việc gì, và việc phân công, chuyển giao trách nhiệm kiểm tra, giám sát được thực hiện ra sao để tháo gỡ vướng mắc trong triển khai tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp liên quan đến hoạt động đấu thầu?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 86 Luật Đấu thầu (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 90/2025/QH15, có hiệu lực từ 01/7/2025), cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trên địa bàn, lĩnh vực quản lý, các hoạt động quy định tại điểm d khoản 7 Điều 3 của Luật này; Người có thẩm quyền thực hiện việc giám sát hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm thuộc phạm vi quản lý.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 114 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý và các dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư; Sở Kế hoạch và Đầu tư (nay là Sở Tài chính) giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại điểm a khoản này; người có thẩm quyền tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm thuộc phạm vi quản lý của mình.
Theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 2 Thông tư 57/2025/TT-BTC ngày 25/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Sở Tài chính chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu đối với các dự án, dự toán trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ quy định nêu trên, khi triển khai chính quyền địa phương 02 cấp, việc kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu được thực hiện cụ thể như sau:
1. Cấp tỉnh:
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý và các dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư; Sở Tài chính giúp UBND cấp tỉnh thực hiện kiểm tra hoạt động đấu thầu.
- Đối với công tác giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu, Sở Tài chính (Cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu tại địa phương) thực hiện việc giám sát với các gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trên địa bàn tỉnh.
Đối với công tác giám sát thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền, căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao cơ quan, tổ chức trực thuộc thực hiện việc giám sát đối với các gói thầu do Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người có thẩm quyền.
2. Cấp xã:
- Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm do Chủ tịch UBND xã là người có thẩm quyền.
- Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện giám sát các gói thầu, dự án, dự toán mua sắm do Chủ tịch UBND xã là người có thẩm quyền.

Đấu thầu

7

Chính phủ đã ban hành các văn bản nào về việc bảo đảm cơ sở vật chất cho các địa phương khi triển khai thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp?

- Nghị định số 155/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (thay thế Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ),
- Nghị định số 153/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2023/NĐ-CP ngày 26/9/2023 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô
- Quyết định số 15/2025/QĐ-TTg ngày 14/6/2025 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị (thay thế Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ)
Tại các nghị định, quyết định nêu trên đã có nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc, xe ô tô phục vụ công tác chung, máy móc, thiết bị phục vụ công tác để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cấp xã ở vùng cao, vùng khó khăn có điều kiện công tác tốt, phục vụ nhân dân.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã có công văn số 8516/BTC-QLCS gửi các bộ, ngành, địa phương về việc triển khai thực hiện.

Quản lý, sử dụng tài sản công

8

Xác định số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung của các cơ quan, tổ chức, đơn vị của địa phương cấp xã như thế nào

Để tạo điều kiện cho các địa phương (đặc biệt là chính quyền cấp xã) trong thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 và có công văn số 8516/BTC-QLCS ngày 17/6/2025 gửi các Bộ, ngành, địa phương về việc triển khai thực hiện. Trong đó, đã quy định cụ thể cách xác định số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung của các cơ quan, tổ chức, đơn vị của địa phương (trong đó cấp xã tối đa là 02 xe) và quy định: (i) căn cứ tổng số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung của cá cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các Điều 11, 11a, điểm a khoản 1 Điều 14 (trừ các đơn vị quy định tại khoản 5 Điều 8), UBND cấp tỉnh quyết định phân bố số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung từng xã (bao gồm Đảng ủy cấp xã). Số lượng xe sau khi được phân bổ là định mức về số lượng sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị (trong đó có xã có thể ít hơn hoặc nhiều hơn 02 xe); (ii) UBND cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định phương thức quản lý xe; các phương thức quản lý xe của từng xã gồm: phương thức quản lý tập trung, phương thức quản lý trực tiếp, kết hợp các phương thức quản lý tập trung và quản lý phương thức quản lý trực tiếp để phù hợp với thực tế của địa phương. Do đó, việc quyết định phương thức quản lý xe của cấp xã do địa phương quyết định.

Quản lý, sử dụng tài sản công

9

Thủ tục thực hiện sắp xếp lại nhà, đất khi sắp xếp đơn vị hành chính để bảo đảm tiến độ thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp được thực hiện như thế nào?

Tại Nghị định số 03/2025/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 4891/BTC-QLCS ngày ngày 15/4/2025, công văn số 8380/BTC-QLCS ngày 13/6/2025 đã quy định và hướng dẫn nội dung này như sau:
- Không phải thực hiện thủ tục lập, báo cáo, kiểm tra hiện trạng, tổng hợp, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 03/2025/NĐ-CP khi xây dựng, thực hiện phương án sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản khi sắp xếp đơn vị hành chính.
-Đối với các trường hợp hợp nhất, sáp nhập thì không phải làm thủ tục quyết định xử lý tài sản mà tự động pháp nhân mới được kế thừa.
-Khi bộ, cơ quan trung ương và địa phương thống nhất điều chuyển trụ sở thì được thực hiện bàn giao, tiếp nhận ngay để đưa vào sử dụng, hoàn tất thủ tục sau.

Quản lý, sử dụng tài sản công

10

Doanh nghiệp, nhà đầu tư có phải thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư do thay đổi địa giới hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp không? Thủ tục thay đổi được thực hiện như thế nào

Luật Đầu tư (Điều 41) và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (mục 4 chương IV Nghị định số 31/2021/NĐ-CP) không quy định về việc điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp thay đổi địa giới hành chính. Theo các nguyên tắc quy định tại Điều 13 Luật Đầu tư và Điều 4 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP thì các dự án đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được tiếp tục thực hiện theo các văn bản này.
Để đơn giản thủ tục hành chính trong trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu điều chỉnh dự án do thay đổi địa giới hành chính, Bộ Tài chính ghi nhận nội dung kiến nghị của địa phương và sẽ nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 370/TTr-BTC ngày 27/6/2025).

Đầu tư phát triển

11

Bộ Tài chính có hướng dẫn gì về cơ chế ưu đãi đầu tư cho địa phương mới sau sáp nhập?

Bộ Tài chính đã có công văn số 4525/BTC-PC ngày 09/4/2025 hướng dẫn xác định ưu đãi đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp thay đổi địa giới hành chính (gửi kèm).
Ngoài ra, tại dự thảo Nghị định (Điều 21) sửa đổi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP dự kiến quy định các nguyên tắc xác định địa bàn ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi địa giới hành chính (gửi kèm Tờ trình số 370/TTr-BTC).

Đầu tư phát triển

12

Nguyên tắc nào để thực hiện bàn giao kế hoạch vốn đầu tư công và thủ tục trong chuyển tiếp, bàn giao dự án, kế hoạch đầu tư công khi sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp?

- Việc bàn giao hồ sơ, tài liệu là vấn đề chung của nhiều lĩnh vực (như bàn giao hồ sơ đất đai, hồ sơ giải phóng mặt bằng dở dang, hồ sơ quản lý dự án đầu tư, hồ sơ vụ án, vụ việc...) được thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Để đơn giản hóa, tạo chủ động tối đa cho các địa phương trong việc chuyển tiếp, bàn giao dự án, kế hoạch đầu tư công khi sắp xếp chính quyền địa phương 02 cấp, Nghị định số 125/2025/NĐ-CP đã quy định theo nguyên tắc do không còn cấp huyện, nên cấp tỉnh sẽ tiếp nhận toàn bộ kế hoạch vốn của cấp huyện và được phép phân cấp cho cấp xã thực hiện tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Việc bàn giao toàn bộ kế hoạch của cấp huyện để đảm bảo hồ sơ, tài liệu, dữ liệu kế hoạch được quản lý liên tục, thông suốt.
Nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công đã bãi bỏ quy định về điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp thay đổi cơ cấu nguồn vốn, Nghị định số 125/2025/NĐ-CP đã quy định việc điều chỉnh địa danh khi sắp xếp không phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, qua đó, cơ bản các dự án không phải điều chỉnh chủ trương đầu tư khi sắp xếp chính quyền 02 cấp.
Theo quy định của Luật Đầu tư công và trong thực tiễn thực hiện từ trước đến nay, đối với việc xây dựng, điều chỉnh kế hoạch vốn NSĐP, các địa phương được chủ động quyết định về biểu mẫu, do đó không cần quy định bổ sung về biểu mẫu để tránh phát sinh thủ tục và để thuận lợi cho các địa phương tiếp tục sử dụng các biểu mẫu đã có của địa phương mình.
- Đối với việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công cấp huyện: đề nghị thực hiện trên nguyên tắc điều chỉnh toàn bộ kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm của cấp huyện, không tách riêng phần chưa thực hiện.

Đầu tư phát triển

13

Bộ Tài chính đã ban hành những Quyết định công bố thủ tục hành chính sửa đổi theo các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền nào?

Bộ Tài chính đã ban hành các Quyết định số: 2371/QĐ-BTC ngày 04/7/2025, 2345/QĐ-BTC ngày 03/7/2025, 2194/QĐ-BTC ngày 27/6/2025, 2171/QĐ-BTC ngày 26/6/2025, 2113/QĐ-BTC ngày 23/6/2025, 2108/QĐ-BTC ngày 23/6/2025, 2038/QĐ-BTC ngày 16/6/2025, 2096/QĐ-BTC ngày 23/6/2025, 2354/QĐ-BTC ngày 03/7/2025, 2353/QĐ-BTC ngày 03/7/2025, 2122/QĐ-BTC ngày 24/6/2025, 2103/QĐ-BTC ngày 23/6/2025, 2102/QĐ-BTC ngày 23/6/2025 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính bao gồm: quản lý thuế, kinh doanh bảo hiểm, phí và lệ phí, thuế, hải quan, quản lý công sản, tài chính đất đai, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Thủ tục hành chính

14

Địa phương được hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện cải tạo trụ sở làm việc, nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, mua sắm trang thiết bị, ... khi triển khai tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như thế nào?

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 22/6/2025 về việc đảm bảo cơ sở, vật chất cho các cơ quan, tổ chức đơn vị của Nhà nước khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp ĐVHC xây dựng mô hình CQĐP 02 cấp, trong đó yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để bố trí triển khai thực hiện sắp xếp bộ máy cấp xã; trường hợp khó khăn về nguồn kinh phí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời có báo cáo gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý. Trước mắt, đề nghị các địa phương sử dụng nguồn NSTW đã bổ sung (Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 25/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để hỗ trợ kinh phí sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã) – nếu có và chủ động sử dụng nguồn NSĐP và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện.

Ngân sách

15

Nhà nước đã bố trí nguồn kinh phí để chi trả cho các đối tượng nghỉ hưu, nghỉ thôi việc theo quy định như thế nào?

Để kịp thời chi trả chính sách chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 196/2025/QH15 ngày 17/05/2025 về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, trong đó bổ sung 44 nghìn tỷ đồng dự toán ngân sách trung ương năm 2025 để chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 của Chính phủ. Trường hợp nhu cầu kinh phí phát sinh vượt mức, Quốc hội cho phép Chính phủ sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương để thực hiện. Trên cơ sở đề nghị của địa phương, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ địa phương kịp thời, đúng quy định.

Ngân sách

16

Bộ Tài chính có hướng dẫn gì về Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị?

Thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 07/2025/NĐ-CP ngày 28/4/2025 hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định số 178.
Ngày 15/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Trên cơ sở phản ánh vướng mắc và ý kiến góp ý của Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 34/2025/TT-BTC ngày 11/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2025/TT-BTC.

Ngân sách

17

Đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 có được sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương để chi trả chế độ theo quy định Nghị định 178/2024/NĐ-CP, Nghị định 67/2025/NĐ-CP sau khi đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp, nguồn thu hợp pháp khác, các Quỹ của đơn vị nhưng không đảm bảo nguồn kinh phí để chi trả chế độ hay không?

Để đảm bảo quyền lợi và chính sách, chế độ cho các viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, Bộ Tài chính đã hướng dẫn quy định đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 được sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương để chi trả chính sách chế độ tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 34//025/TT-BTC như sau: Trường hợp đơn vị nhóm 1, nhóm 2 không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập (theo thứ tự: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi) và nguồn kinh phí cải cách tiền lương của đơn vị còn dư được trích lập từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác (bao gồm cả nguồn thu phí được trích để lại theo quy định) để giải quyết chính sách, chế độ.

Ngân sách

16

Bộ Tài chính có hướng dẫn gì về việc chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập đang trong giai đoạn hợp nhất, sáp nhập?

Các đơn vị sự nghiệp công lập hợp nhất, sáp nhập thì đơn vị mới sau khi hợp nhất, sáp nhập sẽ phải xây dựng phương án tự chủ về tài chính để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại phương án tự chủ tài chính theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc phê duyệt lại phương án tự chủ về tài chính cần có thời gian thực hiện trong khi vẫn phải thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
Để đảm bảo chi trả, chính sách chế độ kịp thời, Bộ Tài chính đã hướng dẫn về vấn đề này tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 34/2025/TT-BTC như sau: Trong thời gian chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án tự chủ tài chính theo quy định, trường hợp phát sinh nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách, chế độ sau khi sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định vẫn không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì đơn vị báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí còn thiếu để ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách, chế độ trong phạm vi số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao. Trường hợp đơn vị sau khi được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị nhóm 1 hoặc nhóm 2 thì đơn vị nộp trả ngân sách nhà nước phần kinh phí đã bổ sung để thực hiện chế độ, chính sách.

Ngân sách

17

Bộ Tài chính hướng dẫn gì về nguồn kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên (nhóm 2) do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ?

Căn cứ quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã hướng dẫn về nguồn kinh phí thực hiện tại điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư số 34/2025/TT-BTC ngày 11/06/2025 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2025/TT-BTC.
Theo các quy định nêu trên, đối với đơn vị nhóm 2 do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ, giá đặt hàng chưa tính đủ các các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ, sau khi đã sử dụng các nguồn thu và các quỹ của đơn vị mà vẫn không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì đơn vị báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí còn thiếu để ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách, chế độ.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính có văn bản số 8295/BTC-KTN ngày 13/06/2025 gửi Bộ Nội vụ về những khó khăn, vướng mắc và đề nghị Bộ Nội vụ là cơ quan chủ trì xây dựng chính sách có hướng dẫn cụ thể quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP để các đơn vị có căn cứ triển khai thực hiện.

Ngân sách

18

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 sử dụng hết các nguồn thu và các Quỹ đã trích lập của đơn vị theo quy định mà vẫn không đủ nguồn để chi trả chính sách, chế độ thì có được ngân sách nhà nước hỗ trợ hay không?

Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 34/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 07/2025/TT-BTC. Theo đó, tại khoản 4 Điều 1 quy định “Trường hợp đơn vị nhóm 1, nhóm 2 không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập (theo thứ tự: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi) và nguồn kinh phí cải cách tiền lương của đơn vị còn dư được trích lập từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác (bao gồm cả nguồn thu phí được trích để lại theo quy định) để giải quyết chính sách, chế độ”.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 sử dụng hết các nguồn thu và các Quỹ đã trích lập của đơn vị theo quy định mà vẫn không đủ nguồn để chi trả chính sách, chế độ thì được sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương của đơn vị còn dư được trích lập từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác (bao gồm cả nguồn thu phí được trích để lại theo quy định) để giải quyết chính sách, chế độ.

Ngân sách

19

Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP trước ngày 15/3/2025, tuy nhiên địa phương chưa kịp giải ngân trước ngày 15/3/2025 thì có được hưởng chính sách hỗ trợ thêm này không?

Tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 25 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP như sau: “Các trường hợp đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP trước ngày 15 tháng 3 năm 2025 thì vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ thêm này”.
Như vậy, đối với trường hợp đã được cấp có thẩm quyền quyết định trước ngày 15/3 nhưng chi trả sau ngày 15/3 vẫn được thực hiện theo quyết định phê duyệt quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP.

Ngân sách

20

Thời gian cụ thể việc xây dựng phương án tự chủ đối với các trường hợp ảnh hưởng trực tiếp do thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Luật NSNN và khoản 5 Điều 22 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều thi hành Luật NSNN thì trước 20 tháng 7 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và tổng hợp dự toán ngân sách địa phương năm sau để gửi Bộ Tài chính .
Do đó, tại khoản 3 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và khoản 23 Điều 1 Nghị định 111/2025/NĐ-CP quy định các cơ quan quản lý cấp trên xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc trước thời điểm lập dự toán để làm cơ cơ sở bố trí dự toán và phân loại mức độ tự chủ cho các đơn vị trong năm tiếp theo.
Việc quy định thời hạn hoàn thành giao quyền tự chủ tài chính trước ngày 30 tháng 7 của năm cuối thời kỳ ổn định là nhằm bảo đảm phù hợp với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Đồng thời, việc quy định thời hạn như trên áp dụng chung với tất cả đơn vị sự nghiệp công lập và nhằm phục vụ cho việc xây dựng phương án tự chủ trong nhiều giai đoạn.

Ngân sách

21

Đối với trường hợp tiếp nhận viên chức từ đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1 vào làm công chức từ ngày 01/11/2024, giải quyết cho công chức nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/4/2025 theo Nghị định số 178/2025/NĐ-CP có được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước không?

Nguồn kinh phí giải quyết chế độ, chính sách thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 07/2025/TT-BTC ngày 24/01/2025 của Bộ Tài chính từ nguồn NSNN.

Ngân sách

22

Đối với đơn vị sự nghiệp mới thành lập và chưa được cấp có thẩm quyền giao tự chủ tài chính có được NSNN cấp kinh phí thực hiện chính sách, chế độ không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị phải tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. Trường hợp thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, đề nghị đơn vị xây dựng phương án tự chủ về tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để có cơ sở thực hiện.

Ngân sách

23

Đối với trường hợp viên chức thuộc chỉ tiêu người làm việc hưởng lương từ NSNN tại đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên, nguồn kinh phí thực hiện có được lấy từ nguồn NSNN không?

Nguồn kinh phí giải quyết chế độ, chính sách đối với trường hợp viên chức thuộc chỉ tiêu người làm việc hưởng lương từ NSNN tại đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên được thực hiện từ nguồn NSNN theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 07/2025/TT-BTC ngày 24/01/2025 của Bộ Tài chính.

Ngân sách

24

Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động nghỉ việc (thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP) trong đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên đang hưởng lương từ nguồn thu có được NSNN cấp kinh phí thực hiện chính sách không?

Kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động nghỉ việc (thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP) trong đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên được thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước cấp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 07/2025/TT-BTC ngày 24/01/2025 của Bộ Tài chính và điểm c khoản 2 Điều 16 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.

Ngân sách

25

Trường hợp công chức đã có quyết định nghỉ chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP từ 01/7/2025 có được chi trả tiền chế độ trong tháng 6 không?

Về nguyên tắc công chức đã có quyết định nghỉ chế độ theo Nghị định 178 từ 01/7/2025 vẫn phải đi làm và thực hiện bàn giao việc đến hết ngày 30/6/2025. Trường hợp tỉnh chi trả kịp chế độ trong tháng 6 trước khi sáp nhập với tỉnh khác thì thực hiện theo Quyết định của cấp có thẩm quyền đã phê duyệt, thời gian tính hưởng chế độ từ 01/7/2025. Trường hợp tỉnh trước khi sắp xếp không chi trả kịp thì bàn giao cho tỉnh mới sau khi sắp xếp tiếp nhận giải quyết chi trả chính sách, chế độ cho công chức.

Ngân sách

26

Bộ Tài chính có hướng dẫn gì về trình tự sử dụng các Quỹ của đơn vị sự nghiệp công lập để chi trả chính sách, chế độ cho viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 34/2025/TT-BTC, các đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách chế độ thì được sử dụng các quỹ theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập (theo thứ tự: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi) để chi trả chính sách, chế độ.

Ngân sách

27

Trường hợp sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị sự nghiệp công lập thay đổi cơ quan quản lý cấp trên nhưng không thay đổi chức năng, nhiệm vụ thì có được tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho đến hết giai đoạn tự chủ tài chính đã được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và Thông tư số 56/2022/TT-BTC hay không?

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, không thay đổi tên gọi và chức năng nhiệm vụ, chỉ thay đổi cơ quan quản lý cấp trên, Bộ Tài chính đã hướng dẫn vấn đề này tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 34/2025/TT-BTC: “Trường hợp sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị sự nghiệp công lập thay đổi cơ quan quản lý cấp trên nhưng không thay đổi tên gọi và chức năng nhiệm vụ thì tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho đến hết giai đoạn tự chủ tài chính theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.”

Ngân sách

28

Tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ, quy định nguồn kinh phí chi thực hiện chính sách, chế độ đối với đơn vị nghiệp nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên là từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu hợp pháp khác. Như vậy, nguồn thu hợp pháp khác bao gồm những nguồn nào, có theo thứ tự ưu tiên nguồn được sử dụng không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, quy định các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính, gồm: (1) Nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định); (2) Nguồn thu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ (áp dụng đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập); (3) Nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước) từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước; từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật; (4) Nguồn thu phí được để lại chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; (5) Thu từ cho thuê tài sản công (sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến việc cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công và nộp các khoản thuế theo quy định); thu từ lãi tiền gửi ngân hàng (sau khi trừ phí dịch vụ ngân hàng (nếu có) và nộp thuế theo quy định); (6) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn không quy định về việc sắp xếp thứ tự ưu tiên sử dụng các nguồn thu hợp pháp của đơn vị nhóm 3.

Ngân sách

29

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm 1); đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên (nhóm 2)(kể cả các đơn vị phải thực hiện giải thể, kết thúc hoạt động) không đảm bảo kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn thu hợp pháp khác, và kể cả khi sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết chính sách, chế độ (đơn vị không thuộc trường hợp do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ) vẫn không đảm bảo giải quyết chính sách, chế độ theo quy định thì ngân sách nhà nước có được hỗ trợ từ nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương không?

Theo quy định tại Nghị định số 178/2025/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP, nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ của các đơn vị nhóm 1, nhóm 2 được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác. Trường hợp các đơn vị không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích để giải quyết chính sách, chế độ. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ do người làm việc tại các đơn vị này không được giao chỉ tiêu biên chế và không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 34/2025/TT-BTC ngày 11/6/2025 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2025/TT-BTC ngày 24/01/2025 hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP. Theo đó, tại khoản 4 Điều 1 quy định: “Trường hợp đơn vị nhóm 1, nhóm 2 không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập (theo thứ tự: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi) và nguồn kinh phí cải cách tiền lương của đơn vị còn dư được trích lập từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác (bao gồm cả nguồn thu phí được trích để lại theo quy định) để giải quyết chính sách, chế độ”.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 sử dụng hết các nguồn thu và các Quỹ đã trích lập của đơn vị theo quy định mà vẫn không đủ nguồn để chi trả chính sách, chế độ thì được sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương của đơn vị còn dư được trích lập từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác (bao gồm cả nguồn thu phí được trích để lại theo quy định) để giải quyết chính sách, chế độ. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ từ nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương.

Ngân sách

30

Việc đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định nào khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp? Đồng thời Bộ Tài chính đã có những văn bản nào để hướng dẫn thực hiện?

- Việc đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo các quy định tại: (i) Nghị định số 168/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; (ii) Thông tư số 68/2025/TT-BTC ngày 01/7/2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành biểu mẫu sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.
- Việc đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện theo các quy định tại: (i) Nghị định số 125/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính (Điều 35, Điều 36, khoản 5 Điều 44 và khoản 1 Điều 45); (ii) Nghị định số 92/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; (iii) Thông tư số 43/2025/TT-BTC ngày 17/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành biểu mẫu sử dụng trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Để chuẩn bị triển khai công tác đăng ký kinh doanh theo quy định mới, Bộ Tài chính đã ban hành 03 văn bản hướng dẫn địa phương bao gồm: (i) công văn số 4370/BTC-DNTN ngày 05/4/2025 về việc hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh trường hợp có thay đổi địa giới hành chính; (ii) công văn số 7984/BTC-DNTN ngày 09/5/2025 về việc hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh khi triển khai tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; (iii) công văn số 9241/BTC-DNTN ngày 26/6/2025 về việc triển khai công tác đăng ký kinh doanh theo quy định mới.

Doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể

31

Cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định như thế nào khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp?

- Cơ quan đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 20, Điều 21 Nghị định số 168/2025/NĐ-CP;
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 20, Điều 22 Nghị định số 168/2025/NĐ-CP;
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp xã theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 125/2025/NĐ-CP.

Doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể

32

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải việc cập nhật thông tin về địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính trên các loại giấy tờ chứng nhận trong đăng ký kinh doanh như thế nào?

Ngày 05/4/2025, Bộ Tài chính đã có công văn số 4370/BTC-DNTN hướng dẫn địa phương. Theo đó, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vẫn tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đã được cấp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký thay đổi thông tin về địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cập nhật thông tin về địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính trên Giấy chứng nhận khi có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời khi đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi nội dung khác trong đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp thông tin, phổ biến cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn.

Doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể

33

Việc chuyển đổi dữ liệu đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện như thế nào?

Ngày 27/3/2025, Bộ Tài chính đã có công văn số 3878/BTC-DNTN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chuyển đổi dữ liệu đăng ký hộ kinh doanh. Theo đó, Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh đã có các công cụ để hỗ trợ các cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển đổi dữ liệu. Các địa phương trong quá trình chuyển đổi nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ với Trung tâm Thông tin doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hộ kinh doanh, Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài chính để được hướng dẫn về cách thức sử dụng công cụ chuyển đổi dữ liệu (số điện thoại liên hệ: 0243.848.9912, số máy lẻ: 301, 312).

Doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể

33

Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi giấy tờ có được miễn phí và lệ phí

Điều 10 Luật Phí và lệ phí năm 2015 quy định việc miễn, giảm phí, lệ phí như sau:
“1. Các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật;
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án;
3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền;
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.”
Khoản 8 Điều 10 Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định: “Miễn thu phí, lệ phí cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với các loại giấy tờ nếu phải cấp lại, cấp đổi khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, tại Luật Phí và lệ phí và Nghị quyết số 198/2025/QH15 đã có quy định về miễn, giảm phí, lệ phí, trong đó có quy định về miễn phí, lệ phí khi thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ có liên quan của các tổ chức, các nhân và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể

34

Bộ Tài chính đang thực hiện triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên các hệ thống nào?

Bộ Tài chính đang thực hiện triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên 09 Hệ thống như sau:
Lĩnh vực thuế (https://thuedientu.gdt.gov.vn);
Lĩnh vực hải quan (https://www.customs.gov.vn);
Lĩnh vực kho bạc (https://dvc.vst.mof.gov.vn);
Lĩnh vực chứng khoán (https://dichvucong.ssc.gov.vn);
Lĩnh vực phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể (https://dangkykinhdoanh.gov.vn);
Lĩnh vực đầu thầu (https://muasamcong.mpi.gov.vn, https://chungchidauthau.mof.gov.vn);
Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài (https://fdi.gov.vn); Lĩnh vực bảo hiểm xã hội (https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn);
Lĩnh vực tài chính khác (https://dichvucong.mof.gov.vn).

Dịch vụ công

 

 


150725-22_638881869972115441_Botailieu-CQDP02cap.pdf
Gửi phản hồi: