Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Đấu thầu năm 2023 (được sửa đổi,
bổ sung tại Luật số 57/2024/QH15, Luật số
90/2025/QH15), tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm, có trách nhiệm
thực hiện một hoặc các công việc: lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển,
hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ
sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;
thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.Việc thành
lập tổ chuyên gia được thực hiện theo quy định sau:a) Chủ đầu tư thành lập hoặc
giao nhiệm vụ đối với lựa chọn nhà thầu;b) Bên mời quan tâm, bên mời thầu thành
lập hoặc giao nhiệm vụ đối với lựa chọn nhà đầu tư;c) Đơn vị tư vấn thành lập
đối với trường hợp thuê tư vấn để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển,
hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ
sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Đấu thầu năm 2023 (được sửa đổi,
bổ sung tại Luật số Luật số 57/2024/QH15, Luật số
90/2025/QH15), tổ thẩm định gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm
quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để
kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với một hoặc các
nội dung: hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu
tư.
Theo đó, việc thành lập tổ chuyên gia, tổ thẩm định được thực hiện theo
quy định nêu trên. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định thực hiện trách nhiệm
quy định tại Điều 80 và Điều 81 Luật Đấu thầu, đáp ứng yêu cầu quy định tại
khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.Trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan trong trường hợp là chủ đầu tư, người có thẩm quyền được thực hiện theo
quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.