Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài chính
Tôi hiện đang công tác tại một đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2) theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.
Tại đơn vị tôi, có hai nhóm người lao động:
1. Viên chức hưởng lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định;
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hưởng lương theo thỏa thuận ký kết giữa hai bên.
Hiện nay, khi trích lập và chi trả thu nhập tăng thêm từ quỹ bổ sung thu nhập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP, đơn vị chỉ chi cho viên chức, còn người lao động theo hợp đồng không xác định thời hạn thì không được hưởng khoản thu nhập tăng thêm này.
Kính đề nghị Bộ Tài chính cho biết:
Việc đơn vị chỉ chi thu nhập tăng thêm từ quỹ bổ sung thu nhập cho viên chức, không chi cho người lao động hợp đồng không xác định thời hạn đang làm việc thường xuyên tại đơn vị, như vậy có đúng với quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn hiện hành hay không?
Kính mong Bộ Tài chính xem xét và có ý kiến hướng dẫn để đơn vị chúng tôi thực hiện đúng quy định pháp luật.
Người gửi câu hỏi:
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Anh
Chức vụ (nếu có): Phụ trách Bến xe Than Uyên
Đơn vị công tác: Trung tâm Đăng kiểm và quản lý Bến xe tỉnh Lai Châu
Số điện thoại / Email: 0988619819/hoanganhthanuyenlc@gmail.com
24/06/2025
Trả lời:
Tại điểm b Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp: “b) Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm. Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác;”
Tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập quy định: “b) Về tạm trích các Quỹ và thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm trong năm đối với đơn vị nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3:
Căn cứ dự toán thu, chi của năm; kết quả hoạt động tài chính của quý trước (trong trường hợp quý đầu tiên của năm kế hoạch, đơn vị căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của quý IV năm trước liền kề), đơn vị nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 tự xác định chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ hàng quý (nếu có), thực hiện tạm trích Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi hàng quý (tối đa không vượt quá 70% số chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý) để chi trả cho người lao động theo quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
…”
Do vậy, việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và Thông tư số 56/2022/TT-BTC nêu trên.
Văn bản quy phạm, điều luật liên quan:
-
-
-
Kính gửi Bộ Tài chính! Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 56/2023/TT-BTC lập dự toán kinh phí bảo đảm cho phổ biến giáo dục pháp luật: "10. Chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở và truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, Ban chỉ đạo các chương trình, đề án, kế hoạch, gồm:...". Như vậy, nội dung trong vế thứ nhất "Chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở" thì được hiểu là chỉ áp dụng cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, Ban chỉ đạo các chương trình, đề án, kế hoạch, hay áp dụng được cho cả Ủy ban nhân dân các cấp, ví dụ như soạn thảo Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành? Kính mong được Bộ Tài chính giải đáp.Tôi xin chân thành cảm ơn!
-
-
-
-
Kính gửi Bộ Tài chính, đơn vị tôi có tổ chức các tập huấn cho đối tượng không hưởng lương NSNN, giảng viên chính là cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan. Theo điểm a,khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/03/2025 "Tuỳ theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định mức chi thù lao cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao. Mức chi thù lao tối đa: 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học)". Cán bộ cơ quan đi giảng dạy thì không ký theo hợp đồng mà theo phân công công việc của Thủ trưởng cơ quan; Vậy công chức, viên chức cơ quan có được thanh toán tiền công giảng viên không? Tôi xin cảm ơn BTC
-
-