Các nội dung cần lưu ý về quy tắc sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Các nội dung cần lưu ý về quy tắc sản phẩm bảo hiểm nhân thọ 24/07/2023 10:01:00 1275

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Các nội dung cần lưu ý về quy tắc sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

24/07/2023 10:01:00

Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động trong xây dựng, thiết kế và phát triển sản phẩm bảo hiểm. Tuy nhiên, quy tắc, điều khoản, bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu tại khoản 2 Điều 87, Chương II của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và văn bản hướng dẫn.

Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định các nguyên tắc trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Trong đó, nguyên tắc trung thực tuyệt đối quy định các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Điều 117, điểm a khoản 2 Điều 119 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định doanh nghiệp bảo hiểm phải công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về quy tắc, điều khoản, biểu phí của từng sản phẩm bảo hiểm đang cung cấp, nội dung khách hàng cần lưu ý đối với từng sản phẩm bảo hiểm.

Bên mua bảo hiểm nên chủ động tìm hiểu kỹ về quy tắc, điều khoản sản phẩm mà mình tham gia, trong đó, lưu ý một số nội dung:

- Thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm:

Điều 35 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định:  Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ, bên mua bảo hiểm được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

- Các quyền lợi bảo hiểm và điều kiện để hưởng quyền lợi:

Bên mua bảo hiểm cần nghiên cứu kỹ các quyền lợi mà sản phẩm cung cấp (quyền lợi rủi ro, quyền lợi đầu tư…), cũng như điều kiện hưởng quyền lợi này để đảm bảo phù hợp với mong muốn và nhu cầu của bản thân.

- Trường hợp loại trừ bảo hiểm:

 Tùy thuộc vào quyền lợi mà sản phẩm cung cấp, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có quy định liên quan về loại trừ bảo hiểm.

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

- Đóng phí bảo hiểm:

Khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 định nghĩa, hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Vì vậy, bên mua bảo hiểm cần tìm hiểu các quy định liên quan đến phí bảo hiểm tại quy tắc, điều khoản sản phẩm mà mình tham gia như các khoản phí bảo hiểm phải đóng, thời gian đóng phí bảo hiểm, thời gian gia hạn đóng bảo hiểm...

- Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp bảo hiểm, Bên mua bảo hiểm:

Bên mua bảo hiểm cũng cần lưu ý đến các điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên theo hợp đồng bảo hiểm.

Trong đó, lưu ý nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, như thông tin về sức khỏe, tiền sử bệnh, khả năng tài chính,...

Bên mua bảo hiểm cũng lưu ý hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau: 2. Trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm và phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (nếu có).

3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có).”.

- Giải quyết tranh chấp:

Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật.

Các tin khác

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 1 lượt bình chọn
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%